Phương pháp nuôi Gà rừng thuần chủng đạt hiệu quả kinh tế cao

Trồng trọt và chăn nuôi là hai cách làm kinh tế chính của nhà nông. Chăn nuôi gà ta, gà nông nghiệp đã phổ biến rồi nhưng phương pháp chăn nuôi gà rừng khá mới lạ với bà con nhiều vùng nông thôn. Bài viết dưới đây là phương pháp đơn giản để nuôi gà rừng làm giàu để bà con làm quen và không bỡ ngỡ khi bắt đầu nuôi giống gà này.

Gà rừng hoang dã

“Gà rừng được thuần hóa và chăn thả tự nhiên”

Gà rừng là giống gà hoang nên việc thuần dưỡng chúng rất khó, với những con gà rừng đã thuần hóa thì chúng vẫn nhút nhát.

Phương pháp nuôi Gà rừng thuần chủng đạt hiệu quả kinh tế cao: (Có hai phương pháp nuôi là nuôi thả hoặc nuôi nhốt)

gà rừng chuẩn

– Nuôi thả:

Phương pháp này đối với Gà trên 1 tháng tuổi. Nên thả ở những khu vườn, đồi núi thấp hoặc dưới những tán rừng nơi có nhiều cỏ dại. Chú ý gà nuôi thả phải là gà đã thuần hóa để chúng không bỏ đi với cuộc sống hoang dại trước đó. Chúng sẽ tự kiếm ăn ở các khu vườn, khu rừng như thế Gà rừng mới đủ chất, thịt thơm ngon và bộ lông mới đẹp được. Không nên thả nuôi chung với các loại động vật khác như chó mèo vì chúng có thể làm hại đến đàn Gà rừng khiến chúng sợ và bỏ đi.

– Nuôi nhốt:

Là phương thức nuôi nhốt trong chuồng. Cách làm chuồng Gà khá đơn giản, chỉ cần cao ráo thoáng mát có nền đất cát và đủ rộng với số lượng gà. Chuồng thoáng mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông, xung quang chuồng nên có cây cối để môi trường sống gần với thiên nhiên, có đủ máng thức ăn và nước uống hoặc dàn đậu cho chúng.

Thức ăn

Thức ăn của gà rừng rất đa dạng, chúng có thể ăn mọi loại ngũ cốc và côn trùng.
Đối với Gà rừng nuôi thả thì gà con cho ăn tấm gạo, cám, rau xanh băm nhỏ, ít mồi tươi băm nhỏ, có thể cho ăn côn trùng vì thức ăn tự nhiên này giúp gà con mau lớn và chống lại các dịch bệnh ở gà. Sau vài tháng nuôi có thể cho ăn các loại ngũ cốc thóc gạo tùy ý.
Lúc Gà rừng mái thay lông hay ấp trứng cần bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng bằng bột vỏ ốc, vỏ sò, vỏ trứng xay nhuyễn hoặc mồi (thịt) tươi giúp gà đủ chất không gầy mòn.
Đối với gà trống, lúc thay lông nên cho Gà rừng ăn thật nhiều mồi tươi vì lúc này gò trống rất mất sức, thức ăn tốt nhất là thịt heo mỡ nhiều nạc ít, mỗi ngày cho ăn 3 miếng bằng ngón tay út. Không nên cho Gà rừng ăn nhiều, không tốt cho hệ tiêu hóa của nó. Không nên cho Gà rừng ăn thức ăn có nhiều bột mỳ hoặc cám tổng hợp vì Gà rừng sẽ rất giòn lông, dễ gãy.
Nước uống cần sạch sẽ  và phải được cung cấp, thay thường xuyên. Thức ăn và nước uống có thể  thêm thuốc phòng các bệnh cho gà. Đáp ứng đúng quy trình phòng bệnh cho Gà rừng

gà rừng chuẩn
Nuôi Gà rừng sau 1 tháng tuổi đến khi bán:

Nên thả gà rừng sau khi mặt trời mọc một hai tiếng. Ngày đầu thả Gà rừng ra khoảng 2 tiếng và tăng dần vào những ngày sau để Gà rừng quen vườn không chạy mất.
Đảm bảo dinh dưỡng cho Gà rừng với tỷ lệ protein thô 15-16%, năng lượng 2800 kacl. Cần bổ sung thêm thức ăn cho gà vào buổi chiều trước khi gà lên chuồng bằng lúa, tấm, cám, giun đất….
Trước khi bán nửa tháng cần vỗ béo cho Gà rừng bằng các dinh dưỡng phù hợp

Gà rừng thịt

– Gà rừng trống thuần chủng có thân hình thanh hơn, mào nhỏ và lông đuôi thưa với tối đa 2 cọng lông đuôi cong chính (1 cái mỗi bên) và khoảng 4 lông đuôi cong phụ mỗi bên. Các lông đuôi cong phụ cũng không quá dài. Lông ở đầu và cổ màu đỏ cam, lưng và cánh đỏ thẫm, ngực bụng và đuôi đen.

– Mặt: gà rừng có mặt nhỏ, không dài, mỏ thẳng màu sắc của mỏ phụ thuộc vào màu sắc của chân gà có thể là màu nâu hơi trắng hoặc vàng hơi xanh.

– Mắt màu đỏ.

– Tích dài nhưng không quá to, tai màu trắng hoặc màu đỏ.

– Cánh rất phát triển và dài hơn chiều dài thân, tính cả đuôi. Chiều dài trung bình của cánh khi giương hết cỡ, đo từ chóp cánh này đến chóp cánh kia là 72 cm và trong tầm từ 63 đến 76 cm. Chiều rộng trung bình của cánh là 21.9 cm và có tầm từ 20 đến 23.6 cm.

– Chân: Chân gà rừng là chân tròn, không có chân vuông. Màu chân thường là màu xanh đá và xanh ngọc.

– Cựa: Rất nhọn và thẳng, chiều dài trung bình của cựa ở Gà rừng trống trưởng thành từ 1.9 đến 3.2 cm.

– Cân nặng trung bình từ 700g – 1,1kg.

– Tập tính:

+ Nhút nhát, sống theo đàn, ngủ trên cành cây.

+ Có sức đề kháng cao, khỏe mạnh, ít xảy ra bệnh dịch.

+ Dễ nuôi, không cần nhiều thức ăn.

Gà rừng thuần chủng

Giá trị gà rừng trống

Giá trị sinh sản: Gà rừng trống được khoảng 6 tháng tuổi bắt đầu gáy và được 8 tháng tuổi là gáy rành rọt. Gà  biết gáy là có thể đạp mái. 1 gà trống có thể phục vụ trung bình 6 – 10 con gà mái.

Giá trị thương phẩm: Thịt Gà rừng có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận, tăng cường gân cốt. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng thịt gà rừng nấu chín với hành và muối, rồi ăn cái, uống nước chữa đơn độc, trong ruột cồn cào, nóng như lửa đốt. Theo kinh nghiệm dân gian, thịt gà rừng được dùng chữa chứng xích bạch đới, tả lị lâu ngày, suy yếu sinh lý dưới dạng nấu ăn, có thể thêm ít rượu.

==> Chính vì thế mà thịt gà rừng có giá rất cao (700,000đ – 800,000đ / 1 con cân nặng 700g – 1,1kg) ==> Giá trị kinh tế khi nuôi cao.

gà rừng thương phẩm

– Dùng để làm cảnh: Gà rừng trống có tiếng gáy hay, kiểu dáng đẹp nên hiện được rất nhiều người chơi mua về làm cảnh. Gà rừng cảnh có giá bán cao hơn so với gà thông thường.

Vì vậy việc chăm sóc gà rừng rất quan trọng trọng quyết định thành công của bạn. Với những người mới nuôi nên nuôi gà rừng đã thuần hóa, gà rừng rất khó nuôi và sinh sản ít. Mỗi năm gà rừng mái chỉ đẻ khoảng 20 trứng chia làm 2 lứa nên khó nhân giống. Bà con cần tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi gà rừng. Khi chọn giống cần chọn những con khỏe mạnh nhanh nhẹn để có sức khỏe tốt chống trọi bệnh tật và môi trường nuôi không giống ngoài tự nhiên.

(*) Liện hệ: Bạn có nhu cầu nuôi Gà rừng, thịt gà rừng hoặc tư vấn kỹ thuật nuôi có thể liên hệ. Trang trại VAC qua số điện thoại 0915 900 366 hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết.

Filed in: Kỹ thuật chăn nuôi Tags: , , ,

Bình luận

Gửi bình luận

Trang trại VAC Việt Nam
Hotline: 0915.900.366