Kỹ thuật tiêm Vắc Xin, Chương trình phòng bệnh cho ngan

Phòng bệnh cho ngan: Phải thực hiện ngiêm túc đầy đủ luật lệ về công tác phòng trừ dịch bệnh. Trước cửa phòng nuôi phải có hố khử trùng. Trong chuồng nuôi chỉ nên có 1 loại ngan và nếu có 2 đàn thì chỉ cách nhau 2 – 5 ngày tuổi.

Chuồng nuôi phải có chu kỳ luân chuyển hàng năm để có thời gian xử lý và trống chuồng. Ngan nhập về phải nuôi cách ly từ 15 – 20 ngày và giữ đúng các nguyên tắc thú y quy định.

Ngan ốm và yếu cần loại ngay ra khỏi đàn, xác ngan chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh. Phân cần thu lại và đưa vào đúng nơi quy định.

Lịch tiêm phòng và uống thuốc phòng

Ngày tuổi Thuốc và cách dùng
1 – 3 ngày Dùng thuốc phòng chống nhiễm trùng rốn, các bệnh đường ruột và ảnh hưởng tác nhân Stress:

Sáng:  + RTD- Amcolicilin

+ RTD- Úm gia cầm.

Chiều: + RTD- AC 110.

+ RTD- Stresroak.

5 ngày – Tiêm phòng Kháng thể Viêm gan- dịch tả, tiêm bắp. Tiêm lặp lại lần 2 sau đó 10 ngày.

– Phòng vaccine H5N1 lần 1.

– Bổ sung RTD – ADB.Complex, RTD – Vitamin OS…

18 – 21 ngày Bổ sung VTM và kháng sinh như : RTD – Vitamin OS, RTD- S.T.P, RTD –  Amcolicilin, RTD – E.Biseptol để phòng tụ huyết trùng và phó thương hàn.
70 – 120 ngày Bổ sung VTMảtTD – B.Complex (hạt), RTD – Vitamin OS… và kháng sinh RTD- S.T.P, RTD –  Amcolicilin, RTD – E.Biseptol…

Chú ý sự biến động về thời tiết, sức khoẻ của đàn ngan để bổ sung RTD – Stresroak và các kháng sinh phòng bệnh cho ngan 1 – 2 tháng một lần nhưng phải thay đổi loại thuốc dùng.

180 – 190 ngày Tiêm vac xin phòng dịch tả lần 3, bổ sung kháng sinh và VTM. Sau khi ngan đẻ 4 – 5 tháng tiêm vac xin dịch tả lần 4 và bổ sung kháng sinh để phòng các bệnh vi trùng 1 – 2 lần trong 1 tháng.

Kỹ thuật chăn nuôi ngan

Những điều cần lưu ý chung:

Sau đây là một vài điều lưu ý chung để kết luận:

Ngan vẫn bị mang tiếng là con vật đặc biệt mẫn cảm với một số thuốc (Đimétridazole, Furoxone, arsenic). Việc sử dụng liều lượng thuốc quá cao có thể là nguồn gốc gây nên hậu quả trên. Xét cho cùng, lượng tiêu thụ thức ăn hàng ngày của ngan trên 1 kg trọng lượng cơ thể cao hơn so với gà, nhất là ở 4 tuần đầu. Các liều thuốc dùng để trị bệnh thường được tính bằng mg/kg trọng lượng sống và có tham khảo liều lượng dùng cho gà.

Ngan do hấp thụ nhiều thức ăn hơn nên cũng nhận vào một liều thuốc cao hơn so với gà, nên ngay từ lúc đầu, nếu ta không chú ý giảm tỷ lệ thuốc trộn vào thức ăn thì có thể dẫn đến mức trúng độc. Như vậy ta phải chú ý đến đặc điểm này, với những điều chỉ dẫn của cán bộ thú y về thời gian điều trị bệnh và liều lượng thuốc sử dụng.

– Những loại thuốc kháng sinh cần được sử dụng một cách cẩn thận.

– Khi tiêm cho từng cá thể, thì liều đối với ngan bao giờ cũng phải thấp hơn so với các loại gia cầm khác, và phải tính đúng với trọng lượng ngan. Cũng không quên rằng ngan cái nhẹ hơn ngan đực.

– Nhằm mục đích phòng bệnh cho ngan, tốt nhất là nên dùng các loại Vitamin B, thứ thuốc bảo vệ gan ( Cholin, Methionin). Những khuyết tật về mọc lông và rụng lông có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của ngan. Có thể có nhiều nguyên nhân ghép:

+ Virut

+ Thiếu dinh dưỡng

+ Strees khác nhau . . .

Không nên nhầm các loại bệnh trên với tác hại của hiện tượng rỉa thịt nhau và cũng không nên quên là vẫn có những đợt thay lông tự nhiên.

Đây là một vấn đề phức tạp và vẫn còn nhiều công việc phải làm để cho lĩnh vực này được sáng tỏ.

Quý khách có nhu cầu mua sản phẩm giống. Hàng thương phẩm Sạch vui lòng liên hệ Hotline: 0915 900 366

Xem thêm:  Giai đoạn chăm sóc ngan pháp qua từng thời kỳ sinh trưởng phát triển tốt nhất

Từ khóa tìm kiếm:

Phòng bệnh cho ngan

Lịch tiêm cho ngan

Ngan tiêm thuốc gì

Vac xin tiêm ngan

Thuốc dùng cho ngan bệnh

Thuốc phòng bệnh dùng cho ngan,

Thuốc vac xin đặc trị bệnh cho ngan

Filed in: Kỹ thuật chăn nuôi Vịt Trời hiệu quả cao Tags: , , , , , ,

Bình luận

Gửi bình luận

Trang trại VAC Việt Nam
Hotline: 0915.900.366