Quy trình chuẩn chăn nuôi Thỏ thịt cho năng suất kinh tế

Quy trình chuẩn chăn nuôi Thỏ thịt cho năng suất kinh tế, bà con cần lưu ý đến các giai đoạn phát triển của thỏ thịt được chia làm 3 giai đoạn:

cung cấp thịt thỏ tại Hà Nội

Giai đoạn 1:

(30 – 70 ngày tuổi) đây là giai đoạn thỏ sau cai sữa. Thời gian này thỏ đực, cái vẫn nhốt chung lồng, chuồng; chúng không được bú mẹ, phải thích ứng hoàn toàn với thức ăn mới (thức ăn thô xanh, thức ăn tinh…). Vì vậy, cần dùng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, có hàm lượng đạm cao, nhiều Vitamin A, B, C. Không cho ăn nhiều thức ăn tinh (cơm, ngô, gạo, khoai sắn khô).

Nên cho ăn các loại lá cây, loại cây cỏ như lá dâu, lá sắn, lá keo đậu, lá đậu đỗ, lá cúc tần… Hoặc có thể chỉ cần sử dụng cám viên với lượng 10 – 15 g/con/ngày và tăng dần về sau hoặc 5 – 10 g/con/ngày và sử dụng thêm cỏ. Đặc biệt, trong giai đoạn này không nên cho thỏ ăn uống tùy tiện, sai kỹ thuật, thỏ sẽ chết tỷ lệ cao do tiêu chảy, nhiễm bệnh cầu trùng, sán lá gan, Ecoli… từ thức ăn, nước uống…

Thỏ thịt

Giai đoạn 2:

(70 – 100 ngày tuổi) là giai đoạn thỏ nhỡ. Thời gian này thỏ nuôi vỗ béo thịt tách nuôi riêng không nhốt chung, hầu hết thỏ đực không chọn làm giống, thỏ cái xấu, không đủ tiêu chuẩn cũng loại nuôi thịt. Giai đoạn 1 và giai đoạn 2 cần cung cấp thức ăn giàu protein (đạm), giàu vitamin để thỏ phát triển chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Phát triển các tế bào cơ, xương, các cơ quan nội tạng. Nuôi đúng kỹ thuật, trọng lượng cuối giai đoạn sẽ đạt 2 – 2,5 kg/con.

Khẩu phần thức ăn của thỏ khối lượng lớn vẫn là lá cây, các loại rau cỏ trồng và có trong tự nhiên, bổ sung thêm khoai, sắn khô, cám gạo, bột ngô, khô lạc… để thỏ tăng trọng nhanh, thời gian xuất chuồng đúng tuổi.

Giai đoạn 3:

(100 – 120 ngày tuổi) là giai đoạn vỗ béo thỏ. Vật nuôi cần lượng thức ăn tinh bằng khoảng 1/9 – 1/10 lượng thức ăn thô xanh.

Thịt thỏ sạch tại Hà Nội

Phương pháp phòng bệnh tổng hợp

Thỏ là một loại gia súc yếu, rất nhạy cả, với các yếu tố ngoại cảnh, sức đề kháng của cơ thể kém, dễ nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch. Khi mắc bệnh thỏ dễ chết và có thể chết hàng loạt. Vì vậy, trong quá trình chăn nuôi thỏ thương phẩm cần chú ý đến vệ sinh, phòng bệnh cho thỏ.

Phương châm phòng bệnh chính là thực hiện 3 nguyên tắc: ăn sạch, ở sạch, uống sạch và đảm bảo môi trường chăn nuôi  thỏ luôn sạch sẽ. Định kỳ bổ sung vitamin cho thỏ để tăng cường sức đề kháng và chống stress; đặc biệt, khi thời tiết và môi trường sống thay đổi cần bổ sung liên tục trong 3 – 5 ngày.

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là sử dụng vaccine đối với một số bệnh thông thường và gây thiệt hại lớn. Ngoài ra, cần thường xuyên theo dõi đàn thỏ để phát hiện, nuôi nhốt riêng và điều trị kịp thời; không nuôi nhốt chung thỏ với các loại vật nuôi khác.

Định kỳ hàng tháng phun thuốc khử trùng một lần; nên rắc vôi khử trùng tiêu độc. Cần tránh cho người lạ ra vào khu chăn nuôi thỏ đề phòng lây bệnh từ người sang thỏ. Hàng ngày phải quét dọn phân, rác đọng ở đáy, góc chuồng.

(*) Liện hệ: Bạn có nhu cầu nuôi thỏ, thịt thỏ rừng hoặc tư vấn kỹ thuật nuôi có thể liên hệ. Trang trại VAC qua số điện thoại 0915 900 366 hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết.

Filed in: Kỹ thuật chăn nuôi Tags: , , , ,

Bình luận

Gửi bình luận

Trang trại VAC Việt Nam
Hotline: 0915.900.366