Quy trình kỹ thuật chăn nuôi Vịt trời giảm 70% chi phí

Chăn nuôi Vịt trời đã mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm đặc sản cho người tiêu dùng. Để giúp bà con nông dân có thêm nguồn tài liệu và phương pháp chăn nuôi hiệu quả, Trang trại VAC biên soạn bài “Quy trình kỹ thuật chăn nuôi vịt trời” được tổng hợp từ kinh nghiệm thực tế triển khai thành công trang trại chăn nuôi Vịt trời.

Bài viết gồm 6 phần được đang thành nhiều kỳ: Vịt trời từ 1 đến 3 ngày tuổi – Vịt trời từ 4 đến 10 ngày tuổi – Vịt trời giống từ 11 đến 20 ngày tuổi – Vịt trời từ 20 đến 80 ngày tuổi – Kỹ thuật nuôi vịt trời sinh sản – Kỹ thuật nuôi vịt trời thịt thương phẩm.

1. Vịt trời con từ 1 đến 3 ngày tuổi:

Vịt trời khi mới nở được 1 ngày tuổi, bà con có thể cho vịt tập ăn bằng bột ngô hoặc tấm, nên cho Vịt trời con uống nước có pha thêm chất điện giải, vitamin B complex, vitamin C. Bà con lưu ý, nhu cầu về nước uống của Vịt trời con từ 1 đến 7 ngày tuổi là 120 ml/con/ngày. Từ ngày thứ 2 trở đi, bà con có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp dành cho vịt loại cám viên nhỏ.

Lưu ý: Bà con nên phòng bệnh dịch tả cho vịt trời con lần thứ nhất, khi đạt 3 ngày tuổi. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phòng bệnh sớm có đáp ứng miễn dịch thấp và có thể gây trung hòa kháng thể do Vịt trời mẹ truyền sang. 

2. Vịt trời con từ 4 đến 10 ngày tuổi:

Cho Vịt trời con ăn thức ăn có bổ sung thêm đạm như: Bột cá nhạt;tôm; cua; giun… Nếu nuôi Vịt trời thịt có thể tập thêm cho vịt ăn những thức ăn như rau xanh trộn lẫn với bột gạo, bột ngô, bột mỳ. Những ngày đầu chỉ cho Vịt trời con tắm 5 đến 10 phút sau đó tăng dần lên, đến ngày thứ 10 trở đi cho vịt xuống nước tự do. Bà con lưu ý nên tiêm phòng vacxin dịch tả vịt đông khô TW2 khi Vịt trời đến 7 đến 8 ngày tuổi.

3. Vịt trời con từ 11 – 20 ngày tuổi:

Đến giai đoạn thời kỳ sinh trưởng nếu có điều kiện bà con nên cho vịt ăn thức ăn hỗn hợp. Bà con không nên cho Vịt trời ăn đơn thuần cám tổng hợp hoặc tấm, cám trong giai đoạn này mà cần bổ sung thêm chất đạm như (tôm, cua, cá, các động vật nhỏ sống trong môi trường tự nhiên có sẵn ngoài đồng ruộng khi bà con chăn thả tự nhiên).

Khi Vịt trời đạt 15 ngày tuổi, bà con nên cho vịt ăn kết hợp chăn thả ngoài đồng để cho Vịt trời kiếm thêm thức ăn ngoài tự nhiên vì Vịt trời vốn là loài sống hoang dã từ thiên nhiên.

Từ 20 ngày tuổi trở đi có thể tập cho Vịt trời ăn thóc. Tiêm vacxin phòng bệnh dịch tả cho đàn Vịt trời lần thứ 2, lúc Vịt trời đến 21 ngày tuổi (sử dụng vacxin Kapevac hoặc dịch tả đông khô TW2).

4. Vịt trời từ 20 – 80 ngày tuổi:

Vịt trời khi đã đạt đến 30 ngày tuổi, vịt ăn được thóc và có khả năng tự kiếm mồi, lúc này bà con có thể cho Vịt trời chạy đồng để tự chủ động và kiếm nguồn thức ăn từ thiên nhiên trong các cánh đồng, sông hoặc ao hồ. Khi Vịt trời đến khoảng gần 70 ngày tuổi, trong giai đoạn này bà con cần chọn lọc các con Vịt trời đực, Vịt trời cái tốt, khỏe mạnh, đạt yêu cầu chất lượng để chuyển sang giai đoạn nuôi hậu bị. Các con nuôi để bán Vịt trời thịt, nên nuôi đến 80 ngày tuổi là có thể xuất chuồng.

Trong giai đoạn Vịt trời con và khi trưởng thành, lượng thức ăn bình quân (g/con/ngày) như sau:

+ Tuần tuổi thứ 1: 21 g/con/ngày.

+ Tuần tuổi thứ 2: 56 g/con/ngày.

+ Tuần tuổi thứ 3: 91 g/con/ngày.

+ Tuần tuổi thứ 4: 127 g/con/ngày.

+ Tuần tuổi thứ 6: 140 g/con/ngày.

+ Tuần tuổi thứ 8: 145 g/con/ngày.

5. Kỹ thuật nuôi Vịt trời hậu bị và Vịt trời cái sinh sản:

 Trong giai đoạn phát triển này cần lưu ý nuôi dưỡng để Vịt trời không quá béo và cũng không quá gầy. Lúc Vịt trời được 5 tháng tuổi lại tiếp tục chọn lọc một lần nữa để loại thải những con không đạt tiêu chuẩn làm giống như bị bệnh, ngoại hình có khuyết tật… Thông thường, thời điểm này tỷ lệ loại thải thấp hơn nhiều so với thời điểm chọn Vịt trời hậu bị.

Vịt trời trống được chọn khắt khe hơn và ghép Vịt trời trống – mái theo tỷ lệ 1 : 5, 5 – 6. Khi Vịt trời sắp đẻ, vịt đã thay lông xong, bộ lông mượt trở lại. Nhìn bộ lông có thể đánh giá tương đối chính xác chất lượng nuôi dưỡng của giai đoạn hậu bị.

Lúc Vịt trời được 20 đến 22 tuần tuổi bà con bắt đầu thay thức ăn từ loại thức ăn hậu bị sang thức ăn Vịt trời đẻ nhưng vẫn phải khống chế mức ăn hàng ngày cho đến khi Vịt trời đẻ 30 – 50% mới cho ăn tự do để tránh Vịt trời bị béo mập. Nếu vịt bị quá mập, tích mỡ nhiều ở khoang bụng, xung quanh buồng trứng sẽ hạn chế sự phát triển của buồng trứng, hậu quả là Vịt trời sẽ đẻ muộn hơn, tỷ lệ đẻ thấp và tỷ lệ trứng nhỏ, tỉ lệ trứng bị dị hình cao.

Khi nuôi đến tuổi trưởng thành (khoảng 5 tháng) là Vịt trời đẻ. Cần lưu ý là trong thời kỳ Vịt trời sinh sản, nhu cầu dinh dưỡng của chúng sẽ cao hơn. Bà con nên cho Vịt trời ăn thêm thóc mầm sẽ giúp chúng đẻ tốt hơn. Cũng giống như gà, Vịt trời cần rất nhiều canxi, vì vậy nên bổ xung thêm các chất bột khoáng, bột xương vào khẩu phần ăn trong mùa sinh sản để chất lượng đạt hiệu quả cao.

Trong giai đoạn vịt đẻ có 3 phương thức nuôi chủ yếu:

Nuôi chăn thả Vịt trời ra ngoài ao hồ, bãi chăn kết hợp cho ăn thêm thóc, cám gạo, hoặc cám ngô nấu chín và trộn với rau bèo, cây chuối băm nhỏ hoặc rau khoai lang kết hợp trộn đều khi cho ăn. Nghĩa là những thứ mà gia đình tự có, tự kiếm được, tận dụng các nguồn thức ăn sẵn có phù hợp với từng địa phương. Phương thức nuôi này phù hợp với các chủ hộ mà điều kiện kinh tế còn hạn chế.

+ Nuôi nhốt Vịt trời và sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên kết hợp cho ăn thêm các nguồn bổ sung khác như thóc, tôm, cua, cá … Tỷ lệ khoảng 70 – 70 đến 80% là thức ăn hỗn hợp dạng viên + 20 – 30% được thay bằng thóc và một số loại thức ăn tự nhiên khác như: rau, bèo bắm thái nhỏ. Cần lưu ý là các nguồn thức ăn tự nhiên thay đổi theo mùa vụ vậy nên bà con cần chủ động các loại thức ăn hợp lý theo từ địa phương, gia đình khi sản xuất nông nghiệp.

+ Nuôi Vịt trời đẻ hoàn toàn bằng thức ăn hỗn hợp (thức ăn dạng viên). Dùng thức ăn viên có chi phí thức ăn tương đối cao, nhưng bù lại là sự thuận tiện, dễ sử dụng, chủ động về số lượng, theo dõi mức ăn hằng ngày dễ dàng. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thức ăn dành cho vịt đẻ. Tuy nhiên, cần chú ý để tránh nhầm lẫn giữa thức ăn cho vịt đẻ hướng trứng (thường có tỷ lệ protein thấp hơn) với thức ăn cho vịt đẻ hướng thịt. Trong quá trình nuôi, cần tránh thay đổi liên tục loại thức ăn, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến năng xuất ăn, năng xuất vịt đẻ trứng. Nguồn thức ăn phải ổn định về chất lượng, nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh.

Cho Vịt trời đẻ ăn 2 bữa/ngày, nên cho Vịt trời ăn vào lúc trời mát. Trải rộng chỗ cho ăn bằng bạt tải đủ không gian rộng cho tổng số lượng đàn ăn, sau khi Vịt trời ăn xong, bà con nên giặt sạch, quấn gọn và phơi khô để trải cho bữa ăn sau. Bà con lưu ý: Tránh để thức ăn ngoài mưa, nắng…, ảnh hưởng xấu đến chất lượng thức ăn. Những ngày nắng nóng, lượng thức ăn tiêu thụ giảm nhiều thì cần phải bổ sung thêm các chế phẩm bổ sung axít-amin và chất điện giải cho đàn Vịt trời.

Cần có đủ nước uống cho Vịt trời đẻ. Trước khi thả Vịt trời xuống ao hồ phải cho uống no nước ngọt, sạch. Có thể dùng máng uống tự chế bằng tôn, chậu sành hay máng uống tự động.

>>Xem thêm: 3 Món ngon từ đặc sản Vịt trời không thể bỏ qua!

Filed in: Kỹ thuật chăn nuôi Vịt Trời hiệu quả cao

1 trả lời cho "Quy trình kỹ thuật chăn nuôi Vịt trời giảm 70% chi phí"

  1. Nông văn triền viết:

    Xin hỏi mua giống vịt giòi o đâu ạ

Bình luận

Gửi bình luận

Trang trại VAC Việt Nam
Hotline: 0915.900.366