Nuôi Vịt trời dễ hay khó?

Nuôi Vịt trời dễ hay khó? Chăn nuôi vịt trời và các giống gia cầm ngày nay phát triển rất mạnh, đặc biệt là mô hình chăn nuôi vịt trời quy mô lớn. Đã có nhiều trang trại thành công và cho thu nhập hàng tỷ đồng. Bên cạnh những thuận lợi thì còn nhiều khó khăn như các loại dịch bệnh như: Tụ huyết trùng, cúm gia cầm… vẫn còn xảy ra gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Việc các bà con chú ý tiêm phòng đầy đủ vắc xin theo quy trình Kỹ thuật tiêm Vắc xin cho Vịt trời đúng cách.. Tốt nhất là nên thường xuyên kiểm tra và có các biện pháp phòng chữa bệnh kịp thời cho đàn vật nuôi. Trong bài viết này Trang trại VAC sẽ cùng bà con phân tích và trả lời câu hỏi là Nuôi Vịt trời dễ hay khó? làm các chọn vịt trời giống như thế nào chuẩn nhất?

mô hình chăn nuôi vịt trời thịt

  • Nuôi vịt trời thương phẩm theo hình thức chăn thả ở nước ta có nhiều thuận lợi. Nước ta là một nước nông nghiệp có khoảng hơn 6 triệu ha diện tích trồng lúa nước. Một năm có hai vụ lúa thì cũng có hai vụ chăn thả vịt trời đẻ lấy trứng (nếu chăn thả lấy trứng cần phải cắt cánh để vịt trời không bay mất) và hai vụ nuôi vịt trời thịt tận dụng thóc rơi.
  • Nước ta lại có trên 3000 km đường biển, có hàng vạn héc ta diện tích đầm, hồ, ao, sông rạch. Cho nên đã từ lâu, nghề chăn nuôi vịt rất được ưa thích từ Bắc đến Nam vì nuôi vịt Trời chăn thả rất phù hợp với điều kiện ngoại cảnh, điều kiện sinh thái ở nước ta và có hiệu quả kinh tế cao. Nghề nuôi vịt trời kết hợp với trồng lúa có khả năng phát triển ở bất cứ địa phương nào, từ vùng đồng bằng, ven biển, trung du đến miền núi cao.
  • Với kinh nghiệm chăn nuôi theo lối cổ truyền của nhân dân kết hợp với khoa học kỹ thuật tiên tiến về giống, chăm sóc nuôi dưỡng, thú y… Nghề nuôi vịt trời ở nước ta có khả năng và nhiều thuận lợi phát triển ở cả ba khu vực chăn nuôi: chăn nuôi gia đình, chăn nuôi tập thể và chăn nuôi quốc doanh. Nếu so sánh với chăn nuôi gà thì nghề chăn nuôi vịt nói chung ở nước ta có những thuận lợi hơn như sau: Bầy vịt con (Vịt trời có sức đề kháng cao) có sức chịu đựng bệnh tật giỏi hơn gà Khi thời tiết hay đổi, hoặc vào các mùa dịch bệnh, trong một gia đình chăn nuôi cả gà cả vịt thì thường là gà mắc bệnh trước, sau đó mới đến vịt (ở thể nhẹ hơn). Ví dụ: Đối với bệnh đậu (trái) vịt thường mắc ở thể nhẹ hơn, chỉ có mụn ở màng chân dễ chữa và mau lành hơn ở gà. Gà thường có mụn ở cả mắt, mũi, tỷ lệ thường tử vong cao, bệnh khó chữa. Vịt thường mắc hai bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại nhiều nhất là dịch tả vịt, sau đó đến tụ huyết trùng, nhưng nếu được tiêm phòng dịch định kỳ thì cũng khắc phục được. Đối với gà ở các lứa tuổi có rất nhiều bệnh gây tác hại lớn. Ở giai đoạn gà con bệnh cầu trùng, bạch lụy… có thể giết gà hàng loạt, những bệnh truyền nhiễm như Newcatsle, tụ huyết trùng, Micô, Marôc… đều gây tai hại đối với gà.
  • Vịt thường đẻ tốt hơn gà Nếu so với các giống gà trong nước thì không cố giống gà nào đẻ tốt bằng vịt. Nếu so với gà công nghiệp (đẻ khoảng 220 trứng trên năm, nếu nuôi ở nước ta) thì chúng cũng không hơn vịt về các chỉ tiêu sinh sản như: Năng suất đẻ của gà công nghiệp cao hơn nhưng trọng lượng trứng vịt to hơn cho nên tổng khối lượng của trứng vịt so với trứng gà vẫn cao hơn. Đối với vịt: 75g x 180 trứng = 13.500g Đốì với gà : 60g x 220 trứng = 13.200g Vịt thưởng đẻ sớm và đẻ nhiều hơn gà, tuổi đẻ sớm nhất của vịt cỏ, vịt trời là 135 – 140 ngày tuổi, trong khi đó đối với gà tuổi đẻ sớm nhất cũng phải 145 – 150 ngày, tỷ lệ đẻ của vịt rất tập trung và rất cao, nếu được nuôi dưỡng chăm sóc tốt ở những vùng ven biển ven sông có nhiều thức ăn đạm vịt rất có thể đạt tỷ lệ đẻ là 95% và đẻ liên tiếp 100 ngày liền, có những ngày đẻ tới 100%.
  • Thời gian thay lông của vịt cũng nhanh và nói chung là đều. Vịt trời thời gian thay lông khoảng 30 – 45 ngày (từ khi đập vịt, tức là không cho vịt đẻ, đến khi dựng vịt, tức là cho vịt ăn đủ khẩu phần để đẻ trở lại). Đối với gà thời gian thay lông tối thiểu phải 55- 65 ngày. Khi vịt thay lông chúng cũng nghỉ đẻ nhưng đến lúc đẻ trở lại tỷ lệ đẻ tăng lên rất nhanh (chỉ trong 10 ngày đầu vịt đẻ trở lại tỷ lệ là 50 – 60%).

Nuôi Vịt trời dễ hay khó?

Tiêm vắc xin cho Vịt Trời

Vịt trời trên ao Thức ăn của vịt đơn giản, dễ kiếm, rẽ tiền và ít tốn công chế biến hơn thức ăn của gà Với hình thức nuôi vịt theo lối chăn thả (ở đồng mộng, bãi sông, bãi biển, mương lạch, hồ đầm…) chúng có thể tự kiếm đầy đủ các loại thức ăn bột, đường, đạm, khoáng (như lúa rụng, tôm, cua, ốc, hến, don dắt rong tảo và các loại thức ăn thủy sinh khác…) để có thể lớn lên và sinh sản tốt.

Từ lâu vịt đã được gắn với cây lúa ở nước ta một cách tự nhiên, vì ngoài con vịt ra không có con vật nào có thể tìm mò ăn thóc rụng sau mỗi vụ gặt. Điều đó xem ra đơn giản nhưng đem lại lợi ích kinh tế to lớn. Tính ra cứ mỗi sào bắc bộ (360cm2) thường có 3 – 5kg thóc rụng. Như vậy nếu đem nhân số thóc rụng đó với tổng diện tích trồng lúa của cả miền nam nói riêng và toàn quốc nói chung thì chúng ta sẽ có khối lượng thức ăn dùng nuôi vịt rất lớn đảm bảo nâng cao số lượng vịt lên gấp vài chục lần so với bây giờ. Ngoài ra, vịt lại là loài ăn tạp dễ nuôi không kén ăn nên thức ăn của heo, gà còn dư thừa có thể cho vịt ăn vẫn tốt. Điều quan trọng nữa là vịt ăn được nhiều rau cỏ, các loại bèo… kể cả thân cây chuối băm nhỏ, nên giải quyết thức ăn cho vịt dễ hơn gà, nhất là trong những năm kinh tế gặp khớ khăn (như khi mất mùa, lương thực của người thiếu thốn).

Nuôi Vịt trời dễ hay khó? Kết luận lại nuôi vịt trời không khó, chỉ cần bà con chú ý tới phòng cách loại bệnh phổ biến và có các biện pháp phòng chống xử lý bệnh kịp thời.

Mời bà con xem thêm bài  viết  Kỹ thuật tiêm Vắc xin cho Vịt trời đúng cách

(*) Ghi chú: Các trang trại, hộ nông dân trên cả nước có nhu cầu hợp tác với Trang trại VAC vui lòng liên hệ đến số Hotline 0915 900 366 để được tư vấn chi tiết.

Filed in: Kỹ thuật chăn nuôi Vịt Trời hiệu quả cao Tags: , , ,

Bình luận

Gửi bình luận

Trang trại VAC Việt Nam
Hotline: 0915.900.366